Mách nhỏ mẹ cách dạy con trai
05-09-2022 | 1:37 PM
Không chỉ trong xã hội phong kiến xưa mà đến nay xã hội vẫn luôn cho con trai nhiều đặc quyền quan trọng. Chính lối tư duy đó đã khiến cho không ít những cậu nhóc lớn lên có xu hướng ỷ lại, lộng quyền. Nếu không muốn con bạn có xu hướng trở thành một người đàn ông gia trưởng và không ga lăng. Vậy thì ngay bây giờ, bạn hãy chủ động giáo dục con mình từ lúc còn nhỏ.
Nói cảm ơn
Hãy lịch thiệp khi một người làm việc gì đó cho con. Nếu con thưởng thức thức ăn nóng sốt trên bàn mỗi ngày, hãy chủ động nói cảm ơn người nấu. Nếu có người dọn phòng, giặt đồ cho con, cũng đừng quên bày tỏ sự ghi nhận. Con cũng hãy nói cảm ơn với những người đã dạy con các bài học trong đời.
Bình đẳng giới không phải là truyền thuyết thời hiện đại
Con trai, hãy đối xử với mỗi người phụ nữ trong đời con công bằng như với những người cùng giới với con. Tôn trọng chính con người họ. Chẳng có lý do gì khiến một người phụ nữ bị trả lương thấp khi làm công việc giống như nam giới.
Con sẽ không sống vì ước mơ của bố mẹ
Những ước mơ là của con, không phải của bố mẹ
Mẹ từng muốn trở thành luật sư, bố con từng ao ước làm phi công. Mẹ không trở thành luật sư và bố con cũng chẳng được lái máy bay. Nếu bố mẹ từng cố gắng buộc con phải trở thành luật sư hay phi công, bố mẹ xin lỗi con. Đó là những ước mơ của bố mẹ, không phải là của con. Đừng để bất cứ ai sai khiến con làm những điều cho chính cuộc đời của mình. Đưa con đến với thế giới này không có nghĩa là bố mẹ có quyền điều khiển cuộc sống của con. Hãy chủ động xây dựng ước mơ của chính con.
Đây là nhà của bố mẹ, không phải nhà của con
Ngôi nhà mà con lớn lên là ngôi nhà của chúng ta. Bố con và mẹ đã xây đắp nên ngôi nhà này. Khi con trưởng thành, con phải tạo dựng nên ngôi nhà của chính con. Con hãy tự mua nó, đừng đòi hỏi bố mẹ trừ phi chúng ta tự nguyện dành nó cho con. Con và gia đình nhỏ của con được chào đón trở về ngôi nhà của bố mẹ nhưng không phải là đương nhiên coi đó là vật sở hữu của mình.
Không chỉ trong xã hội phong kiến xưa mà đến nay xã hội vẫn luôn cho con trai nhiều đặc quyền quan trọng. Chính lối tư duy đó đã khiến cho không ít những cậu nhóc lớn lên có xu hướng ỷ lại, lộng quyền. Nếu không muốn con bạn có xu hướng trở thành một người đàn ông gia trưởng và không ga lăng. Vậy thì ngay bây giờ, bạn hãy chủ động giáo dục con mình từ lúc còn nhỏ.
Chủ động học cách ở một mình
Con trai, mẹ chẳng thích để con một mình chút nào nhưng đó là một thực tế cuộc sống. Trong đời, chắc chắn có những thời điểm, con sẽ và phải sống một mình. Vì thế, hãy học cách nấu ăn, làm thế nào để trả các hóa đơn, dọn dẹp nhà cửa, tiết kiệm tiền. Một ngày nào đó, con sẽ cảm ơn mẹ vì đã để con tự làm mọi việc.
Hãy biết ước mơ và có những ước mơ lớn
Hãy cố gắng vì những điều lớn lao. Nhưng cho đến khi con có được những điều ấy, hãy trân trọng và hạnh phúc với những thứ con đang có.
Là con trai, hãy có những hoài bão lớn
Đừng mong đợi vào những điều kỳ diệu
Hãy làm việc để gặt hái được thành công về chuyên môn và các mục tiêu cá nhân. Những điều kỳ diệu chẳng đến với những người chỉ biết ngồi đợi chúng, con trai ạ. Con hãy chủ động tạo ra cho chính mình những điều kỳ diệu.
Đừng lúc nào cũng vâng lời mẹ
Mẹ rất muốn con tin rằng, mẹ không phải là người hoàn hảo. Mẹ rất hạnh phúc khi thấy con yêu và thậm chí "tôn thờ" mẹ nhưng mẹ cũng là người bình thường và có những lúc mắc lỗi. Mẹ có thể sẽ nói những điều không hay. Lời khuyên của mẹ không phải lúc nào cũng đúng. Mỗi lần mẹ nói điều gì với con, mẹ muốn con hãy suy nghĩ về điều đó và tự đưa ra lựa chọn của mình. Đó là cách duy nhất giúp con nhận ra mỗi hành động đều có một hệ quả.
Hãy tử tế với bố mẹ vợ của con
Nếu "nửa kia" của con được mong đợi sẽ chăm sóc bố mẹ chồng thì con cũng được mong chờ sẽ biết quan tâm đến gia đình vợ. Hãy chủ động đối xử với nhà vợ như cách con đối xử với bố mẹ đẻ của mình.
Hãy chủ động đấu tranh cho bản thân nhưng đừng bao giờ làm việc ấy chỉ để gây tổn thương cho người khác
Lý tưởng nhất là, đừng bao giờ dùng đến bạo lực nhưng con cũng đừng bao giờ do dự khi bảo vệ bản thân khỏi những trận chiến cả bằng lời nói lẫn hành động. Đừng làm bất cứ điều gì chỉ để làm tổn thương người khác. Đừng lợi dụng điểm yếu của người khác. Bởi nếu làm vậy, con sẽ thấy thỏa dạ trong 5 giây nhưng sau đó là cả chuỗi dài cảm giác có lỗi.
Mẹ không có nghĩa vụ phải hy sinh cuộc đời vì con
Mọi điều liên quan đến con trách nhiệm đầu tiên là ở mẹ. Mẹ biết điều đó từ ngày bác sĩ nói với mẹ rằng mẹ có bầu con. Nhưng ngoài việc làm mẹ, mẹ cũng là chính mình. Cuộc sống của mẹ là độc lập với con theo nhiều cách. Mẹ làm chủ cuộc đời của mẹ theo cách mẹ muốn. Con và bố con sẽ không thể áp đặt giới hạn cho mẹ
Biết xin lỗi khi con sai
Sẽ có những lúc con mắc lỗi. Khi đó, đừng ngại chủ động nói lời xin lỗi. Xin lỗi không có nghĩa là con thua mà con đang giúp chính mình và giúp người khác cảm thấy tốt hơn.
Đừng bao giờ nghĩ con giỏi hơn chỉ bởi vì con là đàn ông
Nếu con từng cố gắng chứng tỏ sự đàn ông của mình bằng hành vi bạo lực và làm tổn thương một người phụ nữ, chính mẹ sẽ bắt con phải chịu phạt. Bạo lực thể chất và bạo lực tình dục đều là tội phạm chống lại sự nhân văn và mẹ không thể chấp nhận có một tên tội phạm trong nhà hay trong đời mình.
Hãy đứng lên chống lại sự bất công và vì những điều đúng
Hãy lên tiếng khi con thấy bất cứ sự bất công nào. Chủ động đấu tranh vì những người không thể đấu tranh cho chính họ. Nếu con cảm thấy điều gì đó là đúng, hãy thực hiện. Đừng đợi người khác đi trước và làm điều con có khả năng làm.
Thể hiện sự kính trọng bố mẹ xứng đáng được hưởng
Đừng để sự kính trọng của con với bố mẹ giảm đi theo thời gian. Bố mẹ sẽ tiếp tục tự đưa ra các quyết định của mình cho đến khi nào có thể. Khi nào bố mẹ không còn đủ khả năng về thể chất lẫn tinh thần để làm việc đó, hãy chăm sóc bố mẹ như chúng ta từng chăm nom con.
Mẹ biết những điều này có vẻ quá nghiêm khắc với một cậu con trai. Nhưng để dạy con những điều đó, mẹ còn gặp khó hơn nhiều. Lý do duy nhất mẹ sẽ gạt mọi cảm xúc sang một bên và cố gắng dạy con những điều này là bởi mẹ yêu con. Mẹ sẽ giúp con trở thành một người tốt, và đó sẽ là thành tựu lớn nhất trong đời mẹ.
T.H