Phụ nữ trung niên có nên thay đổi công việc?

06-09-2022 | 3:50 PM

Dù không gặp bất kỳ khủng hoảng nào thì hầu hết chúng ta cũng cảm thấy buồn chán sau bao năm theo đuổi một công việc. Theo công ty khảo sát Gallup, chỉ 1/3 số người đi làm thực sự đam mê công việc của mình. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, “Nhiều nhân viên chỉ đi đến chỗ làm theo kiểu đối phó và nhận tiền lương”

 

Quyết định thay đổi nghề nghiệp ở độ tuổi trung niên không phải là một con đường an toàn. Nhưng không ai ngăn cấm bạn tìm kiếm niềm đam mê thực sự của cuộc đời mình.

Những nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng một số khả năng nhận thức, ví dụ như năng lực xử lí thông tin, giảm dần khi bước qua tuổi 30. Ngoài ra, trưởng thành, những kinh nghiệm và chuyên môn đã tích lũy qua quá trình sống và làm việc sẽ ngăn cản bạn học những cái mới. Đúng là việc học những kĩ năng mới và thay đổi văn hoá làm việc là khó khăn, nhưng thay đổi công việc sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe và não bộ. Thế nhưng, bạn không nên thay đổi công việc một cách quá đột ngột mà cần phải thay đổi từ từ và chắc chắn.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn nếu bạn muốn thay đổi nghề nghiệp khi đã bước sang tuổi tứ tuần:

1. Đặt ra tất cả những câu hỏi quan trọng cho bản thân

“Bạn sẽ không hối tiếc khi rời bỏ công việc hiện tại chứ?”

Kể từ bây giờ, bạn có rất nhiều thời gian để bắt đầu lại và xây dựng một sự nghiệp mới. Đừng sống với những hối tiếc. Không bao giờ quá muộn để bắt đầu. Trung niên có thể là một giai đoạn tuyệt vời để tạo nên một khởi đầu mới.

2. Xác định những ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống

Bắt đầu một sự nghiệp mới có thể khiến bạn phải hi sinh một vài thứ trong cuộc sống. Do đó, hãy quyết định những yếu tố quan trọng nhất với bạn, những yếu tố bạn có thể bỏ qua và những yếu tố không thể thiếu.

3. Có một kế hoạch tài chính lành mạnh

Ở tuổi trung niên, bạn phải xây dựng cho mình một kế hoạch tài chính cố định, ví dụ như tiền nhà, tiền đóng học cho con hay các chi phí khác. Vì khi bạn thay đổi nghề nghiệp ở độ tuổi này, bạn sẽ tạo nên một sự xáo trộn tài chính, ít nhất là trong ngắn hạn.

Do đó, hãy tạo nên một kế hoạch tài chính dự phòng!

4. Đánh giá nghề nghiệp hiện tại

Dành thời gian và suy nghĩ về công việc bạn đang có và những điều bạn muốn thay đổi: bạn ghét điều gì ở công việc đang làm và bạn thích điều gì ở công việc này? Hãy xác định rằng bạn không thích công việc này hay là không thích môi trường làm việc? Tự đánh giá nghề nghiệp sẽ giúp bạn có quan điểm rõ ràng hơn về quyết định này.

Hãy đi tìm niềm đam mê của mình thay vì phải sống trong hối tiếc. Nhưng trước hết, hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng, lên kế hoạch cụ thể, chấp nhận các thách thức và kiên trì theo đuổi giấc mơ để khi nhìn lại, bạn sẽ phải ngạc nhiên về những gì mà mình đã đạt được.

Ngọc Dư

Bài Viết Mới Nhất